Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Vương Tiểu Thanh và Đỗ Mãn Đường là thanh mai trúc mã, nhưng vì mẹ của Vương Tiểu Thanh phản đối mà Trương Trạch Trung có cơ hội xen vào. Tuy nhiên Trương Trạch Trung lại kết hôn với con gái của hiệu phó vì muốn thăng tiến sự nghiệp, Đỗ Mãn Đường lại về với Vương Tiểu Thanh. Trương Trạch Trung kết hôn vì tham vọng quyền quý, bị gia đình vợ khinh thường, sự nghiệp liên tục thất bại, chuẩn bị xuôi Nam để khởi nghiệp, nhưng vì không có vốn khởi nghiệp nên anh ta đành phải bán nhà. Anh ta bịa ra tin đồn có bảo vật chôn dưới nhà nhằm nâng giá nhà. Giá nhà tăng vọt khiến anh ta đánh mất bản thân, tự tay đào bảo vật, kết quả suýt làm sập nhà, cuối cùng bỏ đi trong thất bại. Thời gian trôi qua, 30 năm sau, Đỗ Mãn Đường và Trương Trạch Trung đều trở thành quản lý khu phố. Trương Trạch Trung lập kế hoạch kiếm lợi từ quá trình thương mại hóa các con hẻm nhưng lại vấp phải sự ngăn cản kịch liệt của Đỗ Mãn Đường.
Lưu Công Kỳ Án xoay quanh vị quan trung quân, yêu dân và liêm khiết Lưu Dung, còn được nhiều người biết đến với danh hiệu “Tể tướng Lưu gù”. Dưới triều đại Càn Long, Phú Quốc Thái - quan tuần phủ tỉnh Sơn Đông đã lợi dụng chức quyền, viện danh nghĩa cống nạp cho hoàng thượng để bóc lột dân chúng. Vua Càn Long đã phong Lưu Dung làm Khâm sai đại thần cùng Hòa Thân đi đến Sơn Đông để điều tra vụ án tham nhũng nghiêm trọng này. Lưu Dung càng đi sâu vào vụ án thì các thế lực thù địch càng sợ hãi bị phát hiện nên đã giở mọi thủ đoạn để hãm hại ông. Nhưng với sự thông minh, kiên cường và khả năng phá án kỳ tài của mình, Lưu Dung đã thoát khỏi hiểm nguy và từng bước tìm ra bằng chứng, tội trạng của Phú Quốc Thái.