Umberto D. (Khốn Quẫn), bộ phim theo chủ nghĩa tân hiện thực của Vitorio De Sica đã giúp khán giả hiểu thêm một phần về xã hội của nước Italy những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2. Nhân vật Umberto Domenico Ferrari là một công chức nghèo đã nghỉ hưu. Ông sống một mình với chú chó nhỏ Flike trong căn phòng thuê với giá cắt cổ từ một bà chủ nhà chỉ biết đến tiền. Bạn của ông, ngoài chú cho Flike còn có cô hầu gái Maria trong ngôi nhà đó. Umberto không kiếm đủ tiền để trả tiền nhà và đã chịu đủ điều nhục nhã. Nhưng cái điều nhục nhã của ông, không đến từ việc bà chủ nhà xỉ vả ông, không đến từ người đàn bà ở trại tế bần đuổi ông đi khi ông cho con Flike ăn mà đến từ chính cái xã hội xung quanh ông. Những câu chào hỏi sáo rỗng, giả tạo và những lời tạm biệt vội vã khiến người xem cảm thấy đáng thương cho Umberto và khinh bỉ những người bạn của ông. Cũng giống như Bicycle Thieves, Umberto D. đã dựng lên một nhân vật nghèo đói, túng quẫn đang từng bước đi vào ngõ cụt của cuộc sống...
Unemployed Antonio is elated when he finally finds work hanging posters around war-torn Rome. However on his first day, his bicycle—essential to his work—gets stolen. His job is doomed unless he can find the thief. With the help of his son, Antonio combs the city, becoming desperate for justice.